ĐẮK R’ LẤP SẴN SÀNG THỰC HIỆN DẠY HỌC TÍCH HỢP CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC STEM

Lượt xem:

Đọc bài viết

Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể. (CTGDPT 2018)

Thúc đẩy giáo dục STEM (Toán, Tự nhiện và xã hội, Khoa học, Tin học, Công nghệ) theo phương thức giáo dục tích hợp, phát triển năng lực và phẩm chất học sinh đồng thời phát huy toàn diện năng lực, sở thích, năng khiếu của học sinh, tôn trọng sự sáng tạo của từng cá nhân. Hình thành kỹ năng làm việc độc lập, làm theo nhóm cho học sinh Tiểu học.

Năm học 2023 – 2024 toàn huyện Đắk R’ lấp có năm trường thí điểm đã được tập huấn cấp tỉnh, chủ động tổ chức tập huấn, triển khai thực hiện đến tất cả CBQL, GV trong trường. Bồi dưỡng giáo viên, hướng dẫn hỗ trợ, kiếm tra đánh giá quá trình xây dựng và tổ chức thực hiên giáo duc STEM. Bảo đảm chất lượng và yêu cầu theo quy định.

          – Các trường cập nhật đầy đủ kịp thời các văn bản chỉ đạo về việc thực            hiện chương trình dạy học STEM- Năm học 2023-2024 của cấp trên;

            – Được sự động viên của các cấp quản lí giáo dục; HS tham gia nhiệt tình vào các hoạt động giáo dục STEM; HS gắn kết với nhau hơn, từng bước khám phá kiến thức mới dựa trên các kiến thức đã biết trước đó thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm, khả năng thuyết trình – phản biện tốt hơn; biết tự đánh và và đánh giá các sản phẩm của mình cũng như của các nhóm bạn khác tốt hơn.

           – Phụ huynh học sinh phối kết hợp tốt với nhà trường trong việc thực hiện dạy học STEM. Được nhiều phụ huynh tham gia mua dụng cụ thực hành, đồ dùng học tập cho con em;

            – Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm, tích cực học hỏi;

Sản phẩm của học sinh trường tiểu học Đoàn Thị Điểm – huyện Đắk R’ lấp

Hè năm 2024 chuẩn bị cho chuyên môn năm học 2024 – 2025 PGD huyện Đắk R’ lấp đã tổ chức tập huấn Chương trình STEM cho tất cả CBQL, giáo viên là tổ khối trưởng của các trường tiểu học.

 

CBQL cùng giáo viên là tổ khối trưởng tham gia trải nghiệm

            Trong thời gian tập huấn. Giáo viên đã thấy rõ được phương pháp dạy học, hình thức tổ chức giáo dục STEM (Bài học STEM; Hoạt động trải nghiệm STEM; Làm quen với nghiên cứu khoa học). GV tự thiết lập được quy trình thiết kế kỹ thuật; quy trình nghiên cứu khoa học. Giáo viên gắn kết với nhau hơn, từng bước khám phá cái mới dựa trên các nền tảng của CTGDPT 2018 đã biết trước đó, thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm giáo viên đã chia sẻ hết những gì mình làm được và cũng đưa ra một số khó khăn và nhiều thuận lợi khi được tập huấn cũng như về cơ sở vận dụng tới học sinh của mình.

Sau thời gian tập huấn “Ngành chỉ đao các trường tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về giáo dục STEM; huy động nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục STEM. Yêu cầu các nhà trường chủ động xây dựng kế hoạch triển khai giáo dục STEM; bồi dưỡng cho giáo viên về giáo dục STEM; chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng số lượng chủ đề STEM đưa vào kế hoạch giáo dục các môn học. Nhân rộng và lan tỏa hệ thống bài giảng chủ đề STEM/hoạt động trải nghiệm STEM đã qua thực nghiệm đến các nhà trường chưa thực hiện thí điểm, năm học 2024-2025 sẽ triển khai 100% trường tiểu học thực giáo dục STEM hiệu quả”.

Tác giả : Trịnh Thị Hồng